Trong quá trình hoạt động, hầu hết người dùng máy tính đều gặp phải các vấn đề liên quan tới phần mềm độc hại, virus hoặc các tập tin không rõ nguồn gốc,… Trong thuật ngữ chuyên ngành, người ta gọi đó chính là Malware. Vậy thực chất Malware là gì? Làm sao để ngăn chặn Malware một cách hiệu quả nhất. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Contents
Khái niệm Malware là gì?
Về bản chất: Malwware là những phần mềm mang tính độc hại. Hoặc các hương trình có chữa virus đe dọa tới hệ thống máy tính của bạn. Hiểu một cách đơn giản, Malware chính là để chỉ virus, Trojan, worms và spyware.
Malware là phần mềm có thể thực hiện nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhau một cách đồng thời. Cụ thể như: ăn cắp dữ liệu, thay đổi, chiếm hữu tính năng giám sát hoạt động máy tính. Mà không cần thông qua chủ nhân. Chúng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống máy tính. Đồng thời làm mất đi sự bảo mật, quyền riêng tư của người sử dụng thiết bị.
Tác hại thường thấy khi máy tính bị Malware xâm nhập:
- Máy tính bị lỗi, kết nối chậm chạp.
- Không khởi động hoặc tắt được máy tính.
- Chuyển hướng người dùng tới các trang web chữa mã độc.
- Gửi mail mạo danh hoặc spam hộp thư.
- Làm mất quyền kiềm soát hệ thống cả người dùng. Cũng như mất tài nguyên hệ thống.
- Malware chạy ngầm nên rất khó mới có thể phát hiện được.
Malware gồm những loại nào?
Ngoài việc hiểu được bản chất malware là gì. Bạn cũng cần nắm rõ các loại malware thường gặp. Để có thể tìm được giải pháp ngăn chặn thích hợp. Hầu hết các Malware tiềm ẩn nhiều phần mềm độc hại với các tính chất, đặc điểm khác nhau. Theo chuyên gia nhận định, Malware được chia thành 4 loại chính là Virus, Sâu máy tính, Trojan, Spyware. Tuy nhiên hiện nay có nhiều loại khác như adware, crimeware, rootkits…
Loại 1: Virus
Virus được coi là phần mềm phổ biến số 1 hiện nay gây độc hại cho hàng ngàn mát tính mỗi ngày. Virus là chương trình có tính thực thi cũng như khả năng lây lan khá nhanh từ tệp tin này qua tệp tin khác mà không cần có sự tác động từ bên ngoài.
Loại 2: Worm
Worm là phần mềm độc hại tiếp theo mà chúng tôi muốn nhắc đến. Worm có thể “ tái sinh” một cách tự động mà không cần chương trình chủ trước đó phải xuất hiện. Chúng cũng là phần mềm độc hại có khả năng lây lan nhanh chóng.
Loại 3: Trojan:
Trojan là phần mềm độc hại có thiết kế mang tính hợp pháp hóa khá cao. Chúng thường được hoạt động sau khi đã hoàn tất cài đặt. Khi đó chúng sẽ bắt đầu thực thi chức năng chứa mã độc đã được định sẵn.
Loại 4: Spyware
Spyware là phần mềm độc hại được xây dựng với tính năng đê thu thập các thông tin của người dùng máy tính. Chúng đồng thời quan sát các hoạt động của người sử dụng. Mà chúng ta không thể nhận biết được.
Loại 5: Rootkits
Là những bộ công cụ mà khi xâm nhập vào máy tính, thì máy tính này bị chiếm quyền Root – Tức quyền làm chủ máy tính. Những người tạo ra rootkits này nhằm để chiếm quyền máy tính và sử dụng vào các mục đích xấu như tạo botnet, thu thập dữ liệu máy tính, hoặc để spam.
Loại 6: Adware
Bạn có khó chịu khi có quá nhiều quảng cáo. Adware chính là vậy, những phần mềm này sẽ tự động cài những quảng cáo khắp nơi trên máy tính của bạn. Loại này gây cho bạn cảm giác khó chịu khi lướt web, cũng như rất khó để xử lý tận gốc.
Loại 7: CrimeWare
Là phần mềm độc hại để thiết kế bởi những tên tội phạm mạng. Những con virus loại này rất mạnh, họ có thể chiếm lấy thông tin quan trọng hoặc tống tiền chủ máy tính. Chắc bạn đã nghe tới Ransomware WannaCry hay Gandcrab rồi nhỉ.
Malware hoạt động như thế nào?
Nếu như phía trên, chúng tôi giải thích với bạn đọc về khái niệm Malware là gì? Phân loại Malware. Thì trong nội dung tiếp theo. Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn về cách thức hoạt động của Malware một cách cụ thể, dễ hiểu nhất.
Phần mềm độc hại malware cũng có thể lan truyền qua đường internet. Chúng xâm nhập trong lúc người dùng thực hiện các lệnh tại xuống ổ đĩa. Một số phần mềm độc hại “ tinh vi khác”. Còn ẩn mình trong một thiết kế khác. Chúng đánh lừa người dùng và khiến họ tải xuống mà không hề hay biết.
Có thể thấy rằng, malware là phần mềm độc hại hoạt động đa dạng và có tính phức tạp cao. Chúng thay đổi và ẩn lấp theo nhiều định dạng khác nhau. Vì thế rất khó để nhận biết và loai bỏ. Các mã cơ bản thường được tác giả thay đổi liên tục để không bị phát hiện bởi những công cụ thông minh: signature, hay các kỹ thuật chống sandbox và nhiều phần mềm khác.
Cách để ngăn chặn Malware hiệu quả
Nếu đã hiểu bản chất “malware là gi?”. Thì chắc hẳn bạn cũng nhận thấy được tầm quan trọng trong việc ngăn chặn chúng. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, những tác hại Malware gây ra cho người dùng máy tính là vô cùng lớn. Vì thế, người dùng máy tính cần trang bị cho mình những kiến thức. Nhằm phòng cũng như ngăn chặn sự lây lan của loại phần mềm độc hại này.
Cách ngăn chặn Malware nhanh chóng, hiệu quả:
- Thường xuyên cập nhật các phần mềm diệt virus uy tín, phần mềm diệt malware, spyware,..
- Không tải những phần mềm không rõ nguồn gốc.
- Thiết lập bảo mật kỹ lượng. Để đảm bảo an toàn hơn cho hệ thống dữ liệu trên máy tính của bạn.
- Thực hiện quét virus theo đúng định kì để phát hiện sớm và xử lý kịp thời những malware đang gây hại cho máy tính.
- Sử dụng hệ thống máy ảo/ sanbox đối với các phần mềm không thực sự uy tín và rõ ràng.
Kết luận
Trên đây là một vài chia sẻ ngắn gọn xoay quanh chủ đề malware là gì? Cách ngăn chặn malware hiệu quả. Hiểu một cách đơn giản, Malware là phần mềm đôc hại. Chúng không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động trong hệ thống máy tính của bạn. Mà còn có thể đánh cắp dữ liệu một cách nhanh chóng và tinh vi với các mục đích xấu. Chúng luôn không ngừng biến đổi và cực kì khó phát hiện. Vì thế, ngay bây giờ,. Hãy ngăn chặn sự xâm nhâp của Malware thông qua các gợi ý phía trên để bảo vệ máy tính của bạn nhé.