Cảm biến vân tay là gì? Những thông tin quan trọng có thể bạn chưa biết

Trong thời đại công nghệ tân tiến đã cho ra đời vô số sản phẩm đem lại tiện ích cho cuộc sống con người. Có thể nói cảm biến vân tay là một trong những thiết bị sở hữu những tính năng vượt trội rất phổ biến hiện nay. Vậy hãy cùng Kowgear.com tìm hiểu cảm biến vân tay là gì nhé!

Cảm biến vân tay là gì?

Thiết bị cảm biến vân tay hay còn được hiểu là cảm biến nhận diện vân tay, có khả năng sử dụng công nghệ sinh trắc học để lưu trữ vân tay của người dùng. Những loại sóng khác nhau của công nghệ sinh trắc học này có chức năng lưu trữ lại những bề mặt lồi lõm và cả lớp da của tay. Từ đó sẽ giúp đảm bảo tính bảo mật cho người dùng khi sử dụng thiết bị để đăng nhập.  

Chiếc Atrix 4G của Motorola với hệ điều hành Android là chiếc smartphone đầu tiên trên thế giới áp dụng công nghệ cảm biến vân tay vào năm 2011. Thế nhưng thời gian này vẫn chưa nổi tiếng công nghệ này mà mãi đến khi dòng smartphone của Apple là Iphone 5S sử dụng cảm biến vân tay. Khi đó công nghệ này mới thực sự nổi tiếng rộng rãi trên  toàn thế giới. 

Về nguyên lý hoạt động cơ bản, cảm biến vân tay sử dụng một hệ thống được đặt dưới khung quét (chẳng hạn như đối với iPhone 7/7 Plus là nút Home) để lưu bản in vân tay của người dùng vừa nhanh chóng vừa chính xác. Cách dùng thiết bị rất đơn giản, người dùng chỉ cần đặt tay lên khung quét đó là được, sau đó các bộ phận cảm biến trên khung quét sẽ tự động lưu lại các hình ảnh quét được. 

Tiếp theo nhiệm vụ của các phần mềm là phân tích dữ liệu từ các hình ảnh lưu lại theo các vị trí lồi lõm ở trên đầu ngón tay của bạn. Nói chung, dựa theo lý thuyết sử dụng thì cảm biến vân tay có khả năng đảm bảo tính bảo mật tuyệt đối cho người dùng khi đăng nhập vào thiết bị, mà không cần dùng đến các loại mật khẩu khác. 

Hình 1: Cảm biến vân tay là một ứng dụng công nghệ sinh trắc học hiện đại

Phân loại cảm biến vân tay

Tính đến nay trên thị trường đã cho ra mắt đến 3 loại cảm biến vân tay phổ biến nhất thường có trên các smartphone. Sau đây là tên gọi là cách thức hoạt động chi tiết của chúng.  

Cảm biến vân tay quang học

Đúng như tên gọi của nó, loại cảm biến này trên di động sẽ sử dụng ánh sáng để chụp lại ngón tay và xác thực có chính xác không. Khi đó phía dưới tấm nền smartphone được tích hợp một vùng hoạt động, nguồn ánh sáng từ nguồn này sẽ tự động được kích hoạt khi có ngón tay đưa vào.  

Cụ thể, sau khi chạm vào, hình ảnh ngón tay sẽ được ghi lại bởi một cảm biến hay camera nằm phía dưới. Đối với lần cài đặt dấu vân tay đầu tiên cho thiết bị, dữ liệu về vân tay sẽ được lưu trữ lại. Sau đó những lần ngón tay chạm vào vùng hoạt động, máy cảm biến sẽ chụp lại để đối chiếu với dữ liệu dấu vân tay đã được lưu. Nếu hoàn toàn trùng khớp, thiết bị sẽ tự động mở khóa và ngược lại.  

Với phương pháp bảo mật này sẽ đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng, bởi lẽ việc mở khóa sẽ vô cùng nhanh chóng. Thế nhưng loại cảm biến này vẫn còn tồn tại khuyết điểm đó là hình ảnh dấu vân tay ghi lại ở dạng 2D nên nhiều người sẽ có cách để qua mặt, vì thế độ tin cậy cũng không cao lắm. 

Xem thêm: 

Cảm biến vân tay siêu âm

Loại cảm biến này sẽ sử dụng sóng âm ở tần số cao nhất để xác thực dấu vân tay. Cụ thể khi bạn đặt ngón tay vào vùng quét, sóng này sẽ tự động phát ra để tiếp xúc với da ngón tay và vân tay, sau đó bật ngược trở lại. 

Khi đó một biểu đồ 3D của ngón tay này sẽ được tạo ra nhờ vào một hệ thống khác, cuối cùng lưu trữ vào cơ sở dữ liệu. Những lần mở khóa, hệ thống sẽ tương tác với dấu vân tay mới để đối chiếu với dữ liệu sẵn có và xác thực. 

Khác với cảm biến quang học, ưu điểm của phương thức cảm biến siêu âm có thể đối chiếu dấu vân tay kể cả khi ngón tay đang ướt hoặc bẩn. Chính vì thế mà độ bảo mật của cơ chế này cũng chính xác và đáng tin cậy hơn do sử dụng cách thức xác định 3D. 

Hình 2: Công nghệ cảm biến vân tay siêu âm

Cảm biến vân tay điện dung

Một số thiết bị áp dụng công nghệ này là S9, LG G6, HTC U12. Đối với loại cảm biến này sẽ sử dụng bảng mạch tụ điện nhỏ có công dụng ghi nhớ, lưu trữ toàn bộ chi tiết liên quan đến dấu vân tay.

Cảm biến vân tay điện dung thường được đặt phía dưới màn hình cảm ứng của smartphone. Ngoài ra còn có một lưới điện cực khác phủ lên màn hình cùng với một dòng điện nhỏ chạy trong đó. 

Mỗi khi có ngón tay của người dùng chạm tới gần vùng điện cực, điện dung trong lưới sẽ phát hiện và thay đổi, tự động đo đạc, đồng thời tính toán được vị trí và cách thức mà người dùng tác động tới màn hình, từ đó đưa ra phương thức xử lý hiệu quả. 

Điểm nổi bật của loại cảm biến điện dung này là áp dụng tụ điện để tái tạo mẫu và lưu trữ tất cả chi tiết trên vân tay. Với độ chính xác và bảo mật tuyệt đối của nó, chế độ cảm biến điện dung ngày càng được tin tưởng áp dụng trên những chiếc smartphone hiện nay, đặc biệt là dòng iPhone.

Đánh giá ưu nhược điểm của cảm biến vân tay

Ưu điểm

  • Tốc độ mở khóa cực nhanh chỉ với một chạm hoặc vuốt nhẹ.
  • Tính bảo mật cao cấp và an toàn, thích hợp với các dịch vụ Internet Banking và mua hàng trực tuyến cần độ bảo mật cao. 
  • Dễ sử dụng, độ nhạy cao. 
  • Cảm biến vân tay khó làm giả, đem lại độ tin cậy tuyệt vời. 

Nhược điểm

  • Đây là một hệ thống xác thực, tuy nhiên không có chức năng bảo vệ dữ liệu trên thiết bị. Do đó nếu không cẩn thận có thể bị người lạ dùng ngón tay của bạn để mở khóa. 
  • Ngón tay có vấn đề hoặc bị biến dạng do bị thương hoặc vì một lý do nào đó làm cho thiết bị không mở khóa được. 
Hình 3: Cảm biến vân tay được tích hợp phổ biến ở đa số các dòng sản phẩm smartphone

Một số lưu ý khi sử dụng thiết bị có cảm biến vân tay

  • Tránh để bề mặt cảm biến bị trầy xước, dính nước, bụi.
  • Không để bề mặt cảm biến tiếp xúc với hóa chất độc hại gây hao mòn. 
  • Vệ sinh sạch sẽ cẩn thận vùng cảm biến với khăn mềm sạch, tuyệt đối không dùng chất tẩy rửa mạnh để lau chùi. 

Xem thêm: 

Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin thực sự hữu ích có thể bạn chưa biết, cũng như giải đáp cho thắc mắc cảm biến vân tay là gì nhé!

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Follow KOW Gear tại: Facebook, Twitter, Youtube, Tiktok

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x