Bạn đã bao giờ thắc mắc Vpn là gì không? Công dụng, ưu và nhược điểm ra sao? Cách dùng như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Là người dùng internet thông thường thì có thể bạn mới nghe đến Vpn lần đầu. Thế nhưng với những ai làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì khái niệm này lại vô cùng quen thuộc. Vậy Vpn là gì? Tác dụng của Vpn là gì ? Cách dùng thế nào?… Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về Vpn nhé để từ đó giúp bạn sử dụng Vpn hiệu quả hơn.
Contents
VPN là gì?
Như chúng ta đã biết thì mạng Internet giống như một cộng đồng xã hội lớn mà ai cũng có thể tham gia vào. Trong đó lại có rất nhiều nhóm nhỏ giống như các gia đình nhỏ trong xã hội có mối liên quan đến nhau. Vậy Vpn là gì trong thế giới Internet rộng lớn? Nó chính là cá nhân ảo của mỗi người.
Trong mỗi nhóm này sẽ có sự liên kết riêng nằm trong cộng đồng chung đó. Để mang tính bảo mật cá nhân nên họ sẽ thiết lập những con đường riêng để đến với nhau mà chỉ họ có thể đi trên con đường đó. Và chính mạng riêng hay còn gọi là mạng cá nhân đã giúp họ làm được điều đó.
Tuy nhiên, mạng riêng cũng có phân biệt mạng riêng thật và mạng riêng ảo. Mạng riêng thật (hay còn gọi là mạng LAN) thì bắt buộc phải có sự liên kết giữa các máy tính cá nhân bằng dây mạng. Vì vậy, nó chỉ có thể thực hiện trong một khu vực địa lý nhất định.
Còn mạng riêng ảo – Vpn có thể thực hiện chuyển tất cả các lưu lượng traffic về hệ thống máy chủ thông qua mạng internet thông thường mà không cần dây kết nối. Nó giúp cho người dùng có thể truy cập máy chủ từ những nơi rất xa về khoảng cách địa lý. Đặc biệt, nó còn thông qua được các kiểm duyệt thông thường.
Tác dụng của VPN?
Nếu như đã hiểu Vpn thì câu hỏi bạn muốn đặt ra chính là là tác dụng của Vpn là gì đúng không nào? Vpn đem đến cho người dùng những công dụng vô cùng tuyệt vời. Như ở trên đã nói, nhờ Vpn bạn có thể dễ dàng truy cập máy chủ từ xa mà vẫn đảm bảo được tính bảo mật riêng. Vì vậy, Vpn là một trợ thủ đắc lực cho những người thường xuyên phải đi công tác xa.
Thông qua Vpn, chúng ta sẽ dễ dàng truy cập vào hệ thống mạng của cơ quan, đơn vị để xử lý công việc dựa trên nền tảng thông tin dữ liệu sẵn có của đơn vị mình. Nhờ vậy mà công việc được giải quyết nhanh chóng, kịp thời mà không mất thời gian di chuyển cũng như không bị hạn chế về mặt địa lý. Hơn nữa, việc không chịu sự tác động trực tiếp của môi trường internet công cộng cũng giúp cho Vpn có tính bảo mật cao.

Vpn còn có thể cho phép bạn duyệt web ẩn danh. Khi bạn sử dụng mạng internet công cộng thông thường để vào các trang website mà không có định dạng https thì tính bảo mật riêng rất kém và dễ bị lộ. Nhưng khi bạn sử dụng thông qua Vpn thì hoàn toàn yên tâm bởi bạn có thể duyệt web ẩn danh và nâng cao sự bảo mật cho hoạt động của mình.
Truy cập website bị chặn về mặt địa lý là một công dụng được yêu thích của Vpn. Nếu bạn có tham gia sử dụng Facebook từ cách đây khoảng chục năm thì chắc hẳn bạn chưa quên là có những khoảng thời gian mạng Internet Việt Nam không thể vào được Facebook. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng Vpn thì vẫn có thể đăng nhập bình thường. Bởi Vpn là công cụ giúp vượt qua “bức tường lửa” khi có những website chặn địa chỉ IP của một số quốc gia.
Những ưu điểm và nhược điểm của VPN
Mỗi mạng lưới nội bộ qua Vpn sẽ có một mã hóa riêng. Nhờ vậy, tất cả lưu lượng mạng sẽ được chuyển một cách đầy đủ và an toàn nhất. Thế nhưng dù tiện lợi đến đâu nhưng bất cứ thứ gì khi đưa vào ứng dụng cũng sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Chúng ta cùng thử xem xét những ưu và nhược điểm của Vpn là gì?
Ưu điểm của VPN
Đầu tiên là tính bảo mật. Khi lưu lượng cá nhân của bạn có thể được truyền với một con đường riêng thì đồng nghĩa là nó sẽ tránh xa được các mối đe dọa trên internet. Tin tặc khó lòng xâm nhập ăn cắp thông tin hay gây gián đoạn tiến trình làm việc của bạn được dù bạn có sử dụng mạng wifi công cộng hay không. Điều này là rất cần thiết cho hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp cần độ bảo mật cao.
Nhược điểm
Bạn có biết nhược điểm lớn nhất của Vpn là gì không? Đó chính là tính riêng tư cao và cũng khá dễ sử dụng nên việc sử dụng Vpn vào phục vụ cho mục đích xấu bất hợp pháp là điều khó tránh khỏi. Và chính việc làm này đã làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp của công nghệ này cũng như gây nhiều khó khăn cho công tác giữ trật tự, an ninh xã hội.
Với những Vpn miễn phí thì đương nhiên bạn sẽ không được sử dụng một bản với các tính năng đầy đủ. Vậy nên, mặc dù tiết kiệm được tiền nhưng đổi lại sự riêng tư của bạn sẽ không được đảm bảo hoàn toàn. Còn nếu bạn sử dụng các bản Vpn mất phí với đầy đủ các chức năng và cấu hình cao thì sẽ loại bỏ được rủi ro đó nhưng số tiền bạn phải bỏ ra cũng không hề nhỏ.
Hiện nay khi Vpn ngày càng phổ biến thì các trang web trực tuyến cũng đã có nhiều cách để cảnh giác hơn. Các trang này đang tạo ra nhiều trở ngại hay giảm lượng truy cập vào các nội dung bị hạn chế của trang. Với các ưu và nhược điểm như trên thì bạn hãy cân nhắc và sử dụng Vpn cho phù hợp với mục đích của mình.
Các giao thức thường dùng trong VPN là gì?
Ưu điểm lớn nhất khi sử dụng Vpn chính là tính bảo mật. Mỗi giao thức của Vpn thì lại có độ bảo mật không giống nhau. Nếu công việc của bạn yêu cầu tính riêng tư cao thì bạn cần phải hiểu về những giao thức mà mình sử dụng.
Các giao thức trên của Vpn thường được coi là một gói. Lỗ hổng bảo mật trong các giao thức luôn là điểm yếu tiềm ẩn của bất cứ chức năng nào. Và việc mỗi gói lại tạo nên một bản mã hóa riêng vừa khó thực hiện lại tốn kém. Do vậy khi sử dụng bất cứ gói giao thức nào bạn cũng cần hiểu về độ mạnh yếu của chúng để lựa chọn cho thích hợp.
- Giao thức Tunnelling: Với các mạng có giai thức khác nhau thì việc muốn truyền tải được dữ liệu một cách nhanh chóng và thành công nhất thì việc sử dụng giao thức Tunnelling là vô cùng hợp lý. Ở cơ chế hoạt động ta đã biết là Vpn phân phối các gói dữ liệu từ điểm này tới điểm khác mà không để cho người khác biết được nội dung bên trong.
Để đảm bảo không bị lộ thông tin trên đường truyền thì Vpn đóng gói dữ liệu theo định dạng đồng nhất giữa các máy. Bên gửi dữ liệu đi sẽ đưa tệp tin vào định dạng Tunnelling và bên nhận cần trích xuất để có thể dịch được thông tin đó. - Mã hóa: Tunnelling không có chức năng bảo vệ vì thế để đảm bảo quyền riêng tư thì dữ liệu cần được mã hóa sao cho chỉ có bên nhận mới giải được hệ thống mã hóa này để lấy được thông tin chính xác.
- Xác thực: Trong quá trình dữ liệu được truyền đi không tránh khỏi có nhiều yếu tố muốn tiếp xúc với dữ liệu. Vì vậy Việc xác thực danh tính trong quá trình truyền dữ liệu của Vpn sẽ giúp nó xác định được một cách chính xác rằng thông tin đã đến máy chủ chưa.
- Quản lý phiên: Đương nhiên rằng mỗi người không chỉ sử dụng Vpn có 1 lần duy nhất. Vì vậy khi đã được Vpn xác thực danh tính thì có nghĩa là client có thể tiếp tục truyền tải thông tin trong một khoảng thời gian nhất định.
Những giao thức yếu
Point-To-Point Tunneling Protocol chính là giao thức cũ nhất và cũng là yếu nhất khi nó đã được sử dụng từ năm 1995. Việc thiếu sự đồng bộ tiêu chuẩn hóa về giao thức mạng là một rủi ro lớn.
Giao thức này yêu cầu tiêu chuẩn mã hóa mạnh nhất ở cả 2 phía. Do vậy nếu không có sự đồng đều thì kết nối mã hóa cũng yếu hơn khiến người dùng không đạt được đúng như mong muốn. PPTP sử dụng giao thức MS_CHAP trong quá trình xác thực. Vậy nên nó rất dễ bị crack trong thời điểm hiện nay.

IP security (IPSec) giúp mã hóa dữ liệu trong Vpn bằng các Transport mode, hoặc các tunnel để bảo mật các dữ liệu bên ngoài Vpn. Giao thức L2TP là giao thức mạnh hơn đáng kể so với PPTP bởi nó thường hoạt động với thuật toán mã hóa IPSec. Những vấn đề trong giao thức này là phương thức trao đổi khóa công khai. Và có một phương pháp có thể bẻ khóa quá trình này giúp cho người muốn xâm nhập có thể truy cập vào tất cả các giao tiếp trên một Vpn nhất định.
Những giao thức bảo mật mạnh hơn
OpenVpn là một bộ giao thức mở có tính bảo mật cao và hiện rất phổ biến. Nó ra đời từ năm 200, có mã mở nguồn nên kiểm soát lỗ hổng tốt hơn. Các thuật toán mã hóa cũng được áp dụng nhiều trong giao thức này nhờ vậy tăng tính bảo mật hơn rất nhiều.
SSTP được sử dụng chủ yếu trên Windows. Hiện nay nhờ vào việc sử dụng mã hóa AES và SSL nó có tính bảo mật rất cao, và người ta hoàn toàn chưa tìm ra bất kỳ lỗ hổng bảo mật nào của giao thức này. Đương nhiên, chưa tìm thấy không đồng nghĩa là nó không có. Có thể nó vẫn tồn tại một lỗ hổng ở đâu đó chưa nhìn ra được. Nhưng hạn chế có thể thấy ngay được là nó khá kén trên các hệ thống không phải Windows.
Việc chia sẻ những thông tin trên đây của chúng tôi chắc chắn đã giúp các bạn hiểu Vpn là gì? Cơ chế hoạt động của nó cũng như các giao thức của Vpn cung cấp ra sao rồi đúng không? Và chúng tôi cũng tin rằng bạn đã có đủ sự hiểu biết để cân nhắc trong việc sử dụng cũng như lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu cá nhân của mình.