Bàn phím cơ đã trở thành trào lưu được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Hiện, sản phẩm được bán trên thị trường với giá vài triệu đến cả chục triệu đồng. Đây cũng là lý do khiến bàn phím cơ chưa thực sự phổ biến. Với những ai có niềm đam mê với bàn phím cơ mà chưa dư dả về mặt kinh tế, bạn cũng có thể mua bàn phím cơ cũ. Bỏ ra số tiền không quá lớn, bạn vẫn có thể sử dụng được sản phẩm với nhiều tính năng ưu việt. Có nên mua bàn phím cơ cũ hay không? Cần lưu ý gì khi mua bàn phím cơ cũ? Chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn ngay trong bài viết sau đây
Contents
Có nên mua bàn phím cơ cũ hay không?
Vài năm trở lại đây, bàn phím cơ đã trở thành ‘cơn lốc” thu hút sự quan tâm của người dùng. Với những ưu điểm vượt trội, bàn phím cơ giúp thao tác nhập liệu được nhanh chóng và dễ dàng hơn. Hơn thế, so với bàn phím thông thường, sản phẩm còn mang đến cho người dùng nhiều trải nghiệm thú vị.
Tuy nhiên, với giá thành tương đối “chát”, không phải ai cũng có đủ ngân sách để sắm cho mình bàn phím mới. Lúc này, sử dụng đồ cũ là 1 phương án tối ưu cho những ai có hầu bao eo hẹp. Giá bán của bàn phím cơ cũ thường rẻ hơn rất nhiều so với những sản phẩm mới cùng loại. Bạn có thể dễ dàng lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp với túi tiền.
Nhiều khách hàng thường có chung thắc mắc rằng có nên mua bàn phím cơ cũ hay không? Xin trả lời rằng, chúng còn tùy thuộc vào giá thành, tình trạng công việc cũng như điều kiện tài chính của người dùng. Hiện trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bàn phím thường, bàn phím cơ giá rẻ hoặc bàn phím giả cơ mới. Giá bán dao động khoảng từ vài trăm đến vài triệu đồng.
Tuy nhiên, rất nhiều người lại có xu hướng tìm đến với những bàn phím cơ cũ của các thương hiệu nổi tiếng. Đây là loại bàn phím cao cấp đã qua sử dụng, chất lượng rất cao. Giá thành của chúng cũng không hề rẻ, thậm chí còn cao hơn rất nhiều so với loại bàn phím thường mới.
Bàn phím cơ có tuổi thọ tương đối cao. Độ bền của chúng dao động trung bình từ 30 – 50 triệu lần nhấn phím. Thậm chí với những sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng, tuổi thọ bàn phím có khả năng lên tới 70 triệu lần nhấn. Như vậy, dù có sử dụng bàn phím cơ cũ, tuổi thọ của sản phẩm cũng là rất lớn.
Cũng theo số liệu thống kê, tuổi thọ của bàn phím máy tính thường là 1 – 5 triệu lần nhấn phím. Con số này chỉ bằng 1/10 so với số lần nhấn phím của bàn phím cơ. Bởi vậy, dẫu có sử dụng đồ cũ thì tuổi thọ của bàn phím cơ cũng cao hơn hẳn với bàn phím thông thường.
Nếu xét về tuổi thọ, bàn phím cơ cũ đã “ăn đứt” những loại bàn phím thông thường. Đó là chưa kể đến những tính năng ưu việt khác. Chúng mang đến cho người dùng những trải nghiệm thú vị như: độ nảy của bàn phím, đèn bàn phím, giảm thiểu thời gian gõ phím… Chắc chắn sử dụng bàn phím cơ, công việc của bạn sẽ được giải quyết 1 cách nhẹ nhàng và nhanh chóng.
Với câu hỏi “có nên mua bàn phím cơ cũ hay không”, chúng tương tự với việc “mua điện thoại cũ có cấu hình cao hay mua điện thoại mới có cấu hình thấp”. Chúng ta không thể đưa ra được câu trả lời cụ thể và chính xác. Bởi điều này còn phụ thuộc vào mục đích, tính chất công việc cũng như điều kiện kinh tế của người dùng.
Trên thực tế, bàn phím máy tính thông thường đã có thể đáp ứng được những nhu cầu cơ bản như học tập, làm việc và giải trí. Nếu bạn là sinh viên, nhân viên văn phòng, không nhất thiết phải trang bị cho bàn phím máy tính cơ, kể cả bàn phím máy tính cơ cũ có giá thành thấp hơn nhiều so với sản phẩm mới.
Còn nếu bạn là game thủ hoặc làm công việc đặc trưng yêu cầu cao về tốc độ đánh máy, 1 bộ bàn phím máy tính cơ sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công việc của bạn. Nhất là trong trường hợp hầu bao eo hẹp thì phương án mua bàn phím cơ cũ sẽ “vẹn cả đôi đường”.
Mua bàn phím cơ cũ cần lưu ý những gì?
Sử dụng bàn phím cơ cũ nhà nhu cầu của rất nhiều người. Tuy nhiên, làm sao để lựa chọn được sản phẩm tốt thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mách bạn những bí quyết lựa chọn bàn phím cơ cũ chính xác và an toàn nhất.
Kiểm tra ngoại hình bàn phím
Kiểm tra ngoại hình bàn phím cơ là bước đầu tiên và cơ bản nhất khi có ý định mua bàn phím cơ cũ. Sau 1 thời gian sử dụng, bàn phím máy tính sẽ có hiện tượng bong tróc hoặc chai cứng. Chúng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động của máy.
Bạn cần kiểm tra những vấn đề cơ bản như:
-
Kiểm tra xem máy có bị xước, sứt mẻ hay nứt vỡ gì không
-
Lật ngược bàn phím xem có dấu hiệu của sự cạy phá, tráo đổi hay thay thế linh kiện gì hay không
-
Kiểm tra chân chống bàn phím có bị hỏng hay không, nãy chốt bàn phím có bị gãy hay không
-
Sử dụng dụng cụ nhổ phím để kiểm tra thử Keycap. Nếu bên dưới quá bụi bẩn, nhiều dị vật thì cần yêu cầu chủ cũ vệ sinh sạch sẽ trước khi mua. Ngoài ra, nếu miếng giữ Switch bị bong ra hoặc nổ sơn chứng tỏ bàn phím quá cũ. Bạn cũng nên cân nhắc lại trước khi quyết định rút hầu bao
-
Kiểm tra xem Cable có bị đứt hay hở điện hay không. Với những bàn phím dây liền mà bị cắt dây, rất có thể chúng là hàng ăn cắp. Trong trường hợp này, bạn cũng nên xem xét, tránh gây phiền toái sau này.
Kiểm tra sự hoạt động của bàn phím
Nếu như đã ưng ý về ngoại hình rồi, bước tiếp theo là kiểm tra sự hoạt động của bàn phím. Công đoạn này giúp đảm bảo chiếc bàn phím sau khi mua về hoạt động trơn tru, không có sự cố đáng tiếc nào.
Đơn giản nhất là kiểm tra thủ công bằng cách khởi động máy tính và mở trình soạn thảo văn bản. Sau đó gõ tất cả các phím có trên bàn phím máy tính. Nếu không xảy ra hiện tượng liệt, chai cứng bàn phím, các ký tự sẽ hiển thị đầy đủ trên màn hình.
Ngoài ra có rất nhiều trang Web có thể test bàn phím máy tính miễn phí. Chỉ cần máy tính có kết nối mạng, bạn có thể kiểm tra tình trạng hoạt động của bàn phím 1 cách nhanh chóng.
Một số trang Web uy tín check lỗi bàn phím như: keyboardtester.com, en.key-test.ru. Khi truy cập, màn hình sẽ cho giao diện 1 bàn phím ảo. Nhập lần lượt các phím để kiểm tra. Nếu phím hoạt động, chúng sẽ sáng lên, còn không chứng tỏ phím đó bị liệt.
Xem thêm: Cách sửa bàn phím bị liệt
Nếu muốn kiểm tra sự hoạt động của bàn phím chính xác nhất, bạn có thể sử dụng phần mềm chuyên dụng KeyboardTest. Cũng như những phần mềm khác, giao diện của KeyboardTest chính là hình ảnh 1 bàn phím máy tính ảo.
Bạn chỉ cần gõ lần lượt các phím có trên bàn phím. Có 4 màu sắc hiển thị 4 tình trạng hoạt động của máy. Những phím hoạt động chính xác sẽ được đánh dấu màu xanh, phím bị kẹt sẽ được đánh dấu màu đỏ, phím bị lỗi có màu xanh đậm và phím không thể kiểm tra sẽ được đánh dấu màu vàng.
Bản chất của bàn phím máy tính cơ chính là Switch sử dụng lò xo. Bởi thế, bạn cần kiểm tra được độ nảy bàn phím. Ngoài ra, cũng cần kiểm tra những tính năng khác như chức năng NKRO, đèn bàn phím…
Bàn phím cơ có LED một màu chỉ cần bật chức năng đèn lên là được. Còn nếu LED đa màu thì cần chuyển liên tiếp về các màu. Nếu đèn nào hỏng thì bàn phím sẽ không còn hiển thị.
Một ưu điểm của KeyboardTest chính là khả năng kiểm tra tình trạng hoạt động của đèn Num Lock, Caps Lock và Scroll Lock. Để tiến hành lượt kiểm tra mới, bạn chỉ cần nhấn nút Clear để xóa lượt kiểm tra cũ. Bởi thế, bạn nên sử dụng phần mềm này để kiểm tra tổng quát tình trạng hoạt động của bàn phím máy tính cơ.
Kiểm tra giấy mua hàng, phiếu bảo hành bàn phím (nếu có)
Một lưu ý nhỏ cho những ai có ý định mua bàn phím máy tính cơ cũ là chú ý đến giấy tờ mua hàng, phiếu bảo hành sản phẩm. Giấy mua hàng là bằng chứng chứng tỏ sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không phải hàng giả, hàng nhái. Trong trường hợp sản phẩm còn thời gian bảo hành, phiếu bảo hành sẽ giúp bạn giảm thiểu những thiệt hại về tài chính nếu có rủi ro trong quá trình sử dụng.
Những loại bàn phím máy tính cơ cũ được yêu thích nhất hiện nay
“Có nên mua bàn phím cơ cũ không” “những lưu ý khi mua bàn phím máy tính cơ cũ” hẳn bạn đã nắm rõ. Tuy nhiên, loại bàn phím cơ cũ nào được người dùng yêu thích nhất hiện nay?
Bàn phím cơ Dareu DK880 RGB D Switch Tenkeyless
Mẫu bàn phím này gồm 87 phím với kích thước nhỏ gọn, dễ sử dụng. Chúng được người dùng đánh giá rất cao bởi sự nhanh nhạy và tính chính xác vượt trội. Chất liệu Keycap của Dareu DK880 RGB D Switch Tenkeyless là nhựa ABS 2 lớp mang đến độ bền cao, không gây khó chịu với người dùng.
Bàn phím cơ Logitech Orion G610 LED Full Size
Logitech Orion G610 LED Full Size sử dụng công nghệ Switch Cherry MX B. Chúng cho lực ấn cực nhẹ, không gây đau các đầu ngón tay trong trường hợp phải làm việc với cường độ cao. Bàn phím đa chức năng tích hợp nhiều ưu điểm hỗ trợ người dùng thao tác chóng và chính xác.
Bàn phím cơ Logitech G Pro Gaming RGB Romer-G
Nếu không có đủ tiền mua bàn phím mới, bạn hoàn toàn có khả năng sắm cho mình Logitech G Pro Gaming RGB Romer-G cũ. Với thiết kế nhỏ gọn 87 phím ấn hiện đại, giá thành phải chăng, sản phẩm luôn nằm trong tầm ngắm của nhiều game thủ.
Đặc biệt Logitech G Pro Gaming RGB Romer-G ứng dụng công nghệ Switch Romer-G độc quyền. Công nghệ này có độ đàn hồi cao, tốc độ thao tác nhanh hơn 25% và đặc biệt không gây tiếng ồn lớn trong quá trình sử dụng.
Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết có nên mua bàn phím cơ cũ hay không. Chúc bạn có được sự lựa chọn sáng suốt!